Muốn tự kinh doanh, hãy học cách vượt qua 10 vật cản sau!

0
57

Kinh doanh hiện nay của bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ dù ở độ tuổi hay kinh nghiệm nào đều trải qua những thách thức lớn nhất sau đây.

muốn tự kinh doanh

Khi hỏi bất kỳ doanh nhân điều hành một doanh nghiệp nhỏ những gì đáng sợ nhất và bạn có thể sẽ nhận được một loạt các câu trả lời. Một số người không giỏi trong vấn đề tiền bạc, ví dụ làm thế nào để thực hiện giao dịch ủy thác một số khác lại không giỏi trong việc thiết lập các mối quan hệ. Thế nhưng dù  những người khác không biết làm thế nào để đại biểu. Nhưng bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ dù ở độ tuổi hay kinh nghiệm nào đều trải qua những thách thức lớn nhất sau đây.

Quản lý quá trình chuyển đổi để thành chủ doanh nghiệp

Có sự khác biệt rất lớn giữa việc xây dựng một doanh nghiệp từ đầu và phát triển doanh nghiệp đã hoạt động. Chủ doanh nghiệp nhỏ phải khớp nối những bánh răng về tiếp thị, xây dựng thương hiệu, quản lý tài chính, và các nhiệm vụ khác để cỗ máy có thể vận hanh. Một thách thức lớn nữa chính là việc chuyển đổi cơ chế làm việc thông thường 40 giờ mỗi tuần sang thời gian linh hoạt.

Là ông chủ của chính bạn

Đây là điều bạn có thể đã từng khuyên một ai đó khi vẫn còn làm việc ở những vị trí cũ nhưng giờ mới thực sự cảm nhận được điều này. Là ông chủ, bạn có trách nhiệm xử lý tất các mọi thứ liên quan đến việc kinh doanh. Điều này có nghĩ là thực hiện một bản cam kết tổng thể, đôi khi bạn phải đánh đổi bằng đời sống cá nhân của mình (gia đình và bạn bè).

Tập trung vào bức tranh lớn

Với việc có nhiều thứ phải làm khi vận hành một doanh nghiệp, bạn dễ rơi vào trạng thái “mất tích trong vũng lầy” của những chi tiết nhỏ và đánh mất những mục tiêu thực sự của công ty bạn. Khả năng phát triển tầm nhìn cho tương lai là điều cần thiết cho sự thành công lâu dài, thậm chí khi còn giúp đẩy bớt những công việc hàng ngày đang làm vướng bận tầm mắt của bạn.

Học cách ủy quyền

Không có thời gian cho tư duy chiến lược là điều liên quan trực tiếp đến việc nhiều chủ doanh nghiệp không có khả năng giao phó những công việc họ thực sự không có thời gian tự mình làm. Trong giai đoạn khởi nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp xử lý tất cả mọi thứ bằng cách riêng mình. Chuyển đổi tư duy “nếu bạn muốn điều gì đó thực hiện đúng cách, hãy tự làm nó” là một khó khăn lớn với nhiều người.

Tuyển dụng và dẫn dắt nhân viên

Cảm thấy thoải mái đủ để giao quyền là một trong những tiêu chí để tìm được nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Những nhân viên thông minh, cống hiến là những người bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nhưng thời gian và chi phí liên quan trong quá trình tuyển dụng có thể là điều đang gây trở ngại. Ngay cả khi bạn tuyển được đúng người, vẫn còn những thách thức lớn trong việc lãnh đạo hiệu quả. Là một nhà tuyển dụng, bạn phải có khả năng thúc đẩy người khác, giải quyết xung đột, giao quyền một cách hiệu quả, và bao quát hết tất cả những chi tiết lộn xộn liên quan đến công việc của những người khác.

Duy trì động lực

Bạn làm việc hàng giờ, kể cả buổi tối, cuối tuần và các kỳ nghỉ. Tất cả thời gian, năng lượng, nguồn lực của bạn, và thậm chí cả sức khỏe của bạn dường như được dồn vào việc giữ cho doanh nghiệp tồn tại và vượt qua những sóng gió. Rất có thể, không có ai xung quanh cảm ơn bạn cho tất cả các nỗ lực này. Điều quan trọng là chính bản thân bạn vẫn giữ cho mình động lực trước những thử thách và cả những phần thưởng đang ở phía trước.

Đưa ra những quyết định khó khăn

Kể từ thời điểm bạn bắt đầu lập ra doanh nghiệp đến thời điểm bạn bán nó hay tiếp tục tiến lên, những quyết định bạn đưa ra có thể ảnh hưởng tới hàng ngàn đô la cũng như cuộc sống của những người khác. Một số quyết định sẽ dẫn đến kết quả tồi tệ, một số khác sẽ đưa doanh nghiệp của bạn lên nấc thang tiếp theo. Những kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt và mạnh mẽ hơn.

Đối mặt với rủi ro

Mỗi công việc kinh doanh liên quan đến rủi ro. Không ai dạy bạn cách chống lại hay tránh rủi ro nhưng bạn sẽ không thể xây dựng công việc kinh doanh nếu không tin vào chính mình và khả năng của bạn để đương đầu và vượt qua chúng.

Cân bằng công việc và gia đình

Khi bạn lao vào kinh doanh, sẽ có sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống mặc dù nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không nhìn thấy điều này. Bạn xây dựng một doanh nghiệp là để tận hưởng cuộc sống, nhưng những đòi hỏi của việc kinh doanh thường xuyên giữ chân bạn khỏi điều này. Hãy học cách tìm được người phù hợp và hiểu rõ cách giao quyền là câu trả lời tốt nhất giúp bạn cân bằng trở lại.

Hiểu cách quản lý tiền bạc

Nhiều chủ doanh nghiệp không có nguồn thu nhập ổn định đến từ những biến động lên xuống của doanh thu. Bạn cần phải có kỹ năng duy trì dòng tiền ổn định. Bạn không cần phải có một kế hoạch chi tiết của một chuyên gia hay phải hiểu hết đồng tiền tiếp theo đến từ đâu. Những khoản nợ xấu và phải thu chậm là những vấn đề thường trực. Hiểu khi nào cần chi tiền để mở rộng hay nâng cấp trang thiết bị là một kỹ năng cần thiết.