Kinh doanh online và những sai lầm thường gặp

0
60

Kinh doanh online và những điều cần tránh và khắc phục để thay đổi xu hướng

kinh doanh online

Bằng việc rút kinh nghiệm từ những người đi trước, bạn có thể tránh những sai lầm cơ bản đó. Bài viết này chỉ ra cho bạn 7 trong số những sai lầm cơ bản mà những doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh online thường vấp phải. Và quan trọng, chúng tôi đề xuất cho bạn những cách khắc phục tốt hơn.

1. “Cứ xây lên là có khách hàng vào web mua hàng”

Trở về thực tại nào các chủ shop ơi! Khách hàng sẽ không tự nhiên ào đến với website của bạn. Xây dựng một website cũng như một doanh nghiệp luôn cần nhiều thời gian và công sức. Theo Internet Live Stats, hiện nay, thế giới có khoảng hơn 1 tỉ 2 website. Hãy tưởng tượng, website của bạn nằm trong con số hơn 1 tỉ này. Làm sao để khách hàng tìm thấy bạn?

kinh doanh online

Bạn sẽ nhận ra: làm một website đẹp với đầy sản phẩm là chưa đủ để thu hút khách hàng đến. Đó chỉ là bước đầu tiên khi xây dựng cửa hàng hoặc việc kinh doanh online của bạn.

2. Không cần logo.

Có nhiều khách hàng nói họ kinh doanh nhỏ lẻ thì làm gì cần đến logo riêng. Hoặc có nhiều giao diện của 123Website phòng hờ sẵn trường hợp họ không có logo bằng cách hiện tên cửa hàng. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng: khi khách hàng vào website, điều họ làm nhớ đến đầu tiên là logo. Họ sẽ mau chóng quên ngay website của bạn nếu thậm chí đến logo – nét riêng nhất của cửa hàng – cũng không có trên website.

kinh doanh online

Chúng tôi hiểu phần lớn các chủ cửa hàng khi bắt đầu kinh doanh online lo lắng chuyện phải thuê designer chuyên nghiệp hoặc tốn thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm logo với các công cụ có sẵn trên Internet với giá rất mềm hoặc miễn phí.

3. Không có hoạt động liên quan tới mạng xã hội

Chúng ta đều nhận ra tầm quan trọng của các đánh giá, comment từ mạng xã hội. Phần lớn các chủ shop quên mất chuyện đánh giá từ mạng xã hội hoặc không biết cách thể hiện. Có 2 sai lầm thường có:

– Đánh giá sản phẩm: chúng ta thường được khuyên rằng nên có chức năng cho đánh giá sản phẩm có thể giúp tăng tỉ lệ mua hàng. Sự thật là gì?

Nếu bạn không biết cách làm chức năng này tốt, ngược lại chẳng có ai đánh giá và cũng chẳng tăng tỉ lệ mua hàng. Có một số lí do của việc này: cách đánh giá quá khó, không chia sẻ đánh giá lên mạng xã hội, hoặc không kiểm duyệt đánh giá.

 

– Tài khoản mạng xã hội không nhiều người theo dõi: các website luôn đặt những hộp like của Facebook, thể hiện số like của Fanpage. Nhưng chủ shop thường chỉ đặt cho có mà quên chăm chút cho số lượng like này thành ra khá nhiều trang web hiện ô Facebook heo hắt. Điều đó trái lại làm người dùng trở nên không tin tưởng vào website đang xem.

4. Không chuẩn bị trang Giới thiệu hoặc trang liên hệ

Phần lớn các chủ shop không nhận ra tầm quan trọng của trang Giới thiệu. Điều bất ngờ, nếu bạn xem các báo cáo phân tích Google Analytics, bạn sẽ nhận ra đây là một trong những trang nhiều người xem nhất.

Điều người mua quan tâm khi họ mua hàng online là sự uy tín. Và họ hi vọng tìm thấy khi xem trang Giới thiệu.

– Không có nội dung thú vị hay chi tiết – Đừng tạo ra những trang Giới thiệu vô hồn và trống trơn. Ít ra bạn phải nói ra được 4 ý quan trọng nhất: Cửa hàng của bạn là gì? Phương châm bán hàng của cửa hàng là gì? Bạn đang bán gì? Sản phẩm được sản xuất như thế nào?

– Không có thông tin địa chỉ cụ thể – Bạn có biết, đa phần người Việt Nam khi mua online cảm thấy tin tưởng nếu trên web đó có địa chỉ cửa hàng hoặc nơi bán cụ thể. Hãy thử tạo ra những trang Giới thiệu hoặc Liên hệ đầy đủ địa chỉ và tuyệt hơn là bản đồ đường đi.

5. Không lên kế hoạch tổng thể về SEO

Thông thường, vấn đề lớn nhất là mọi người nghĩ việc SEO rất đơn giản và có kết quả mau chóng. Họ thường quá kì vọng, chỉ cần trong vài ba ngày, website sẽ lên top đầu khi tìm kiếm.

Không như việc chạy quảng cáo Facebook hoặc Google Adwords, khi bạn ngừng trả tiền, traffic sẽ không đổ về website của bạn nữa. SEO là công việc cần sự kiên trì và lâu dài, nó có tính bền vững với traffic website. Việc làm SEO càng lâu dài, càng tăng traffic cho website của bạn về sau.

Bạn nên có kế hoạch tổng thể khi làm SEO để đạt hiệu quả cao nhất về lâu dài.

6. Tập trung vào quá nhiều thứ

Việc kinh doanh online rất khó khăn và phức tạp. Khi làm chủ doanh nghiệp, bạn giống như người bác sĩ phải thực hiện nhiều ca chữa bệnh cùng lúc.

Thông thường, khi khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường cố ôm đồm và cố gắng xử lý nhiều vấn đề cùng lúc. Họ cho rằng, điều đó hiệu quả, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.

Thực tế lại ngược lại, bạn không thể tập trung làm tốt nhất một vấn đề trong một lúc. Bạn cố gắng làm nhiều nhưng lại không đạt được hiệu quả cao nhất. Việc tập trung quá nhiều thứ như con dao hai lưỡi, bạn có thể được tất cả hoặc mất tất cả.

7. Không đưa ra cú đấm quyết định cho mỗi kênh Marketing.

Cuối cùng, một trong những lỗi cơ bản là các nhà khởi nghiệp hầu như không đầu tư thật sự về công sức, tiền bạc cho mỗi kênh marketing.

Có rất nhiều kênh marketing khi bán hàng. Thông thường, các nhà khởi nghiệp thử nghiệm một chút với mỗi kênh. Và khi họ nhìn kết quả, họ lại cho rằng kênh marketing không đem về hiệu quả bán hàng.

kinh doanh online

Đó thực sự là một sai lầm lớn. Với mỗi kênh marketing, bạn luôn cần đầu tư về tiền bạc và công sức để khai thác triệt để hiệu quả của nó. Bạn cần đưa ra chiến lược với mỗi kênh marketing. Bạn phải lên kế hoạch về nội dung, cách làm, ngân sách, thời gian cho từng kênh marketing sẽ khai thác.

Để giảm chi phí, bạn có thể nghiên cứu kĩ thị trường để chọn lựa số ít kênh marketing thực sự phù hợp với doanh nghiệp và triển khai. Sau đó, tùy vào hiệu quả, bạn có thể điều chỉnh hoặc đổi kênh marketing khác.

Kết luận:

Khởi nghiệp kinh doanh thực sự là một công việc khó khăn, tuy nhiên, vấn đề không phải bạn làm nhiều bao nhiêu, mà là bạn đã làm chi tiết và hiệu quả như thế nào. Những lỗi kể trên có thể nhỏ và cơ bản, nhưng nếu không nhìn ra được sai lầm, bạn có thể hao tốn nhiều thời gian và tiền bạn.