Từng thu 30-40 triệu đồng mỗi tháng từ quán nhậu đêm nhưng vợ chồng Nhung – Bách vẫn quyết định kinh doanh online.

14h-16h hàng ngày, 2 vợ chồng Nhung – Bách, người sáng lập mô hình kinh doanh đồ ăn vặt qua mạng có tiếng ở Hà Nội, lại tất bật nhận điện thoại, chốt đơn rồi xuống bếp chế biến, chỉ đạo nhân viên nhanh chóng giao hàng cho khách. Với đội ngũ 30 nhân viên cả phụ bếp và giao hàng, mỗi ngày, anh chị nhận 50-60 đơn từ khắp thành phố, thu về 10-15 triệu đồng. Trừ các loại phí, tiền lãi mỗi ngày cũng được 1-2 triệu đồng.

Untitled-3342-1460112438
Món chè đậu đỏ tại gian hàng online của chị Nhung.

Từng làm ở cơ quan nhà nước, công việc nhàn nhã nhưng đồng lương ba cọc ba đồng của 2 vợ chồng không thể chu toàn cuộc sống. Sẵn có máu kinh doanh cùng số tiền tích cóp được, chị Nhung xin nghỉ việc để kinh doanh quán nhậu đêm. Lúc đó, mỗi tháng, chị thu về 30-40 triệu đồng – con số được coi là mơ ước đối với nhiều người mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, quán ăn hoạt động từ 21h đến trưa hôm sau nên cả 2 không có thời gian nghỉ ngơi cũng như chăm sóc cho gia đình. Sau hơn một năm hoạt động, anh chị quyết định đóng cửa hàng, tìm hướng kinh doanh mới.

Ý tưởng bán quà online đến từ chính thói quen ăn vặt của chị Nhung. Ngày còn làm văn phòng, chị cùng đồng nghiệp thường xuyên mua cóc, xoài, ổi, chè… ở các cửa hàng. Nhận thấy nhu cầu ăn vặt của giới văn phòng rất lớn nhưng lại không có thời gian ra ngoài mua, chị Nhung băn khoăn cách giao đến tận tay khách hàng. Thời điểm đó, nhiều người cũng bán đồ ăn vặt qua mạng nhưng quy mô nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp. Chớp thời cơ, hai vợ chồng dùng hết 300 triệu đồng tiết kiệm từ quán nhậu đêm, bắt tay kinh doanh.

Với mô hình này, đối tượng chủ yếu là dân văn phòng nên thời gian bán hàng cũng thảnh thơi hơn. Bắt đầu tìm hiểu thị trường từ tháng 11/2012 nhưng đến tận tháng 9/2013, cửa hàng mới được khai trương. Thời gian này, chị Nhung tập trung tìm hiểu các món ăn vặt giới văn phòng yêu thích, tự tay lên thực đơn, cách chế biến riêng và “test” đến khi đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, anh Bách lên kế hoạch quảng bá sản phẩm qua facebook, website.

Gian hàng online của chị kinh doanh đa dạng các sản phẩm từ chè, sữa chua, sinh tố, nước ép hoa quả đến xúc xích, nem chua rán… Hàng ngày, thực đơn sẽ được đăng lên facebook, người mua chỉ cần chọn số lượng rồi đặt hàng qua hotline, tin nhắn hoặc email. Bên cạnh đó, mọi người có thể “đi chợ” ngay trên website.

Để lấy niềm tin của khách hàng, bên cạnh ảnh thành phẩm, chị Nhung còn đăng chi tiết quá trình chọn nguyên liệu, chế biến, cách đóng hộp, giao hàng. Ngoài ra, chị còn tự quay các video hướng dẫn nấu ăn để kết nối với khách hàng. Hiện tại, trang facebook của chị thu hút gần 150.000 lượt like, website cũng có gần 10.000 khách hàng truy cập.

Refreshingly, what was expected of her was the same thing that was expected of Lara Stone: to take a beautiful picture.

IMG-2032-JPG-2320-1460112438
Sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng là yếu tố giữ chân khách hàng.

“Điều thuận lợi duy nhất khi kinh doanh đồ ăn online là không phụ thuộc về địa điểm thuê nhà. Tuy nhiên, do khách không ăn trực tiếp mà mua qua mạng nên chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất, tránh để khách hàng nghĩ mình ‘treo đầu dê, bán thịt chó'”, chị Nhung cho biết.

Chia sẻ về bí quyết giữ chân khách hàng, chị Nhung luôn tâm niệm “một lần bất tín, vạn lần bất tin”, “10 khách mới không bằng một khách quen”. Vì vậy, trong kinh doanh, chị luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trước hết, sản phẩm phải sạch, nguyên liệu đảm bảo. Các món ăn không được làm sẵn mà chỉ khi nhận đơn mới tiến hành chế biến. Các loại rau, sữa, dầu ăn… đều được nhập ở cơ sở uy tín, có thương hiệu, tuyệt đối không dùng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Khâu chế biến cũng được thực hiện theo quy trình khép kín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, khâu giao hàng phải nhanh, tránh đổ vỡ, dập nát. Chị Nhung còn chuẩn bị chu đáo từ giấy ăn, tăm đến đôi đũa, cái bát. Bởi vậy, khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với sản phẩm do chị làm ra.

Chị Nhung cho biết, để có được lượng khách hàng đông như hiện nay, vợ chồng chị phải đối mặt với nhiều khó khăn. 6 tháng đầu tiên, việc kinh doanh gần như không có lãi bởi lượng khách ít mà tiền thuê nhân viên, nguyên vật liệu, chạy quảng cáo lại quá nhiều.

Khó khăn nhất khi kinh doanh đồ ăn online chính là vấn đề giao hàng. Thông thường, đơn sẽ được giao trong vòng một giờ tùy địa điểm. Đôi khi, khách đặt hàng nhưng lúc giao lại không xuống nhận hay cho nhầm địa chỉ. Có lúc đường tắc, nhân viên giao hàng đến trễ, khách không nhận, chị lại phải xin lỗi và giảm giá cho lần sau.

“Tôi không bao giờ để khách hàng chịu thiệt. Ngoài những chương trình khuyến mãi, hiện tại, cửa hàng còn áp dụng chính sách tích điểm linh hoạt. Khách có tổng hóa đơn từ một triệu đồng trong vòng 60 ngày sẽ được giảm ngay 50.000 đồng cho lần tiếp theo”, chị Nhung khẳng định.