Tin tức thị trường – Blog Chia sẻ kiến thức 123Website https://blog.123website.com.vn Một trang web phát triển bởi 123Website.com.vn Mon, 18 Mar 2019 08:31:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.7.23 Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ USD vào năm 2020 https://blog.123website.com.vn/thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-se-len-900-ty-usd-vao-nam-2020/ Wed, 25 Oct 2017 09:11:15 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1717 Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Xu hướng này đã trở thành tất yếu, và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc chơi. Cuộc chơi toàn cầu Với Internet, các rào cản về địa lý đang […]

The post Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ USD vào năm 2020 appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Xu hướng này đã trở thành tất yếu, và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc chơi.

Cuộc chơi toàn cầu

Với Internet, các rào cản về địa lý đang dần được xóa bỏ và việc mua bán, giao thương hàng hóa từ các nước qua các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ. Không những vậy, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng những con số dự báo khổng lồ còn cho thấy xu Một trở ngại khác của thương mại điện tử xuyên biên giới là việc kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

Báo cáo mới đây của DHL cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ giữ vững ở mức 25% trong suốt 3 năm tới, gấp đôi so với thương mại điện tử nội địa. Theo đó, tổng giá trị các giao dịch sẽ tăng từ 300 tỷ USD năm 2015 lên ngưỡng 900 tỷ USD, chiếm đến 22% tổng giá trị thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2020. Theo dự báo của Accenture, có đến 900 triệu người trên khắp thế giới sẽ trở thành “người tiêu dùng quốc tế” nhờ mua hàng nước ngoài qua Internet vào năm này.

Ở Đông Nam Á, dù chỉ mới trong giai đoạn đầu nhưng đã có thể nhận thấy nhiều tín hiệu khởi sắc. Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của 6 nước trong khối ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Việt Nam) từ 2013 đến 2018 dự kiến sẽ tăng đến 37,6%, từ 7 tỷ lên 34,5 tỷ USD.

Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ USD vào năm 2020

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.

Theo ông Đạt Phan – Giám đốc sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn, mức sống ngày một nâng cao kéo theo hành vi tiêu dùng của người Việt cũng ngày một hiện đại. Họ bắt đầu nhìn ra khỏi thị trường nội địa để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài trên Amazon, Ebay… Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng đang tìm đường vươn ra thị trường thế giới bằng cách bán hàng trên các sàn tuy tín này.

Do vậy, các đơn vị làm dịch vụ hậu cần như Fado sẽ vừa tư vấn giúp người mua chọn được nhà cung cấp uy tín, vừa là đơn vị trung gian đảm bảo an toàn cho giao dịch mua hàng.Tuy vậy, ông Đạt cho rằng hoạt động này ngoài khó khăn trong khâu logistics quốc tế thì ở chiều mua hàng hay bán hàng, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh, nhất là khâu thanh toán quốc tế. Đối với người mua hàng, hàng tỷ sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng trên các trang thương mại điện tử có thể biến thành “mê cung” đầy rủi ro nếu không chọn đúng người bán uy tín. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master của người Việt chưa cao nên còn gây nhiều trở ngại cho việc mua hàng.

Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ USD vào năm 2020

“Nhờ kết nối trực tiếp và đồng bộ hóa dữ liệu với Amazon và các website hàng đầu thế giới khác nên việc mua hàng qua Fado.vn không vướng các rào cản về ngôn ngữ, vừa đảm bảo các khuyến mãi, ưu đãi như khách hàng nội địa mà vẫn đảm bảo an toàn cho người mua”, ông Đạt chia sẻ.

Một trở ngại khác của thương mại điện tử xuyên biên giới là việc kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Khách hàng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm khi mua từ các trang mua sắm quốc tế. Vì vậy, Fado.vn sẽ tư vấn để người mua hàng chọn mua sản phẩm từ những nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, nơi hàng hóa được quản lý chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất. Đồng thời, việc nhập khẩu hàng hóa thực hiện đúng pháp luật và minh bạch về hóa đơn, chứng từ để đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng.

Fado.vn là mô hình hỗ trợ người dùng cuối ở Việt Nam nhập trực tiếp các sản phẩm từ các website quốc tế. Đồng thời, đơn vị này làm cầu nối cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước giới thiệu đến khách nước ngoài các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên hay sản phẩm máy móc có công dụng đặc thù do người Việt sản xuất.

“Hiện cán cân giữa mua và bán hàng vẫn còn chênh lệch lớn. Nhưng chúng tôi tin các doanh nghiệp Việt sẽ chủ động hơn nữa để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian tới. Fado cam kết sẽ là cầu nối tích cực để quá trình mua bán xuyên biên giới diễn ra một cách suôn sẻ”, ông Đạt nhấn mạnh.

Nguồn: Internet

 

 

The post Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ lên 900 tỷ USD vào năm 2020 appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng Online hay Offline hiệu quả hơn? https://blog.123website.com.vn/tim-kiem-khach-hang/ Wed, 11 Oct 2017 08:29:12 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1577 Với sức mạnh của Internet có mặt ở khắp mọi nơi, và những doanh nghiệp nhỏ cũng không ngoại lệ. Nó làm tôi không ngừng ngạc nhiên khi biết được số lượng các công ty áp dụng các phương pháp tìm kiếm các khách hàng tiềm năng (Lead generation) Họ phát tờ rơi quảng cáo […]

The post Tìm kiếm khách hàng tiềm năng Online hay Offline hiệu quả hơn? appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Với sức mạnh của Internet có mặt ở khắp mọi nơi, và những doanh nghiệp nhỏ cũng không ngoại lệ. Nó làm tôi không ngừng ngạc nhiên khi biết được số lượng các công ty áp dụng các phương pháp tìm kiếm các khách hàng tiềm năng (Lead generation)

Họ phát tờ rơi quảng cáo thay vì gửi email.

Họ gọi cửa thay vì “kêu gọi” trên mạng xã hội.

Họ viết các bài báo trên các tạp chí địa phương thay vì viết những bài blog tuyệt vời.

Về cơ bản thì họ làm mọi thứ theo cách chậm mà chắc, cản trở sự phát triển của mình và đảm bảo rằng họ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Có thể bạn là một doanh nghiệp nhỏ ở địa phương và đang đọc bài viết này này và bạn nghĩ rằng các phương pháp tìm kiếm các khách hàng tiềm năng trực tuyến chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Trong thực tế, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng tuyến quan trọng với các doanh nghiệp địa phương và cũng như với các tập đoàn hàng triệu USD. Và hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn biết tại sao.

tìm kiếm khách hàng

  1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến ít tốn kém hơn.

Điều này nghe có vẻ khó tin, tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến (Online) có giá cả phải chăng hơn tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoại tuyến (Offline).

Hãy nghiền ngẫm điều này một chút.

Có hàng tá các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng ít tốn kém hoặc miễn phí có sẵn cho bất kỳ nhà tiếp thị trực tuyến nào. Từ blog đến phương tiện truyền thông xã hội cho tới YouTube, nếu bạn đủ sáng tạo, bạn có thể dễ dàng tăng gấp đôi sự nổi tiếng của thương hiệu của bạn mà không cần tốn một xu nào cả.

Nếu so sánh với các phương pháp ngoại tuyến mà gần như tất cả các yêu cầu cần phải có đầu tư thì bạn sẽ nhanh chóng thấy tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến là lựa chọn hợp lý hơn.

Cho dù bạn đang đăng bảng quảng cáo, thuê một nhân viên bán hàng để thực hiện những cuộc gọi, hoặc thậm chí đi du lịch khắp đất nước để phát biểu tại sự kiện, bạn cũng phải trả một cái giá tương xưng cách này hay cách khác. Thậm chí khi sử dụng các phương pháp trực tuyến có tính phí, chi phí đầu vào cũng thấp hơn đáng kể so với cách trên. Và nếu bạn không tin tôi, Hãy nhìn vào các số liệu dưới đây.

Theo customerthink.com, chi phí trung bình cho mỗi lần liên lạc sử dụng phương pháp tìm kiếm khách hàng tìm năng ngoại tuyến là khoảng 300$ đến 500$.

Chi phí trung bình cho mỗi liên lạc sử dụng phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến chỉ khoảng 25$ đến 30$. Chỉ tốn có bấy nhiêu thôi. Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm hàng ngàn đô la và tìm thấy nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong thời gian dài.

Online: 1

Offline: 0

  1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến được nhắm đến nhiều hơn.

Hầu hết các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoại tuyến là “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”.

Nếu bạn đang thực hiện cuộc gọi,phát tờ quảng cáo hoặc tiếp thị tận nhà, bạn đã hoàn toàn không biết đối tượng mục tiêu của bạn là ai.

Ví dụ, nếu bạn điều một công ty luật ở địa phương và bắt đầu đi phát tờ rơi tại khu vực của bạn, có bao nhiêu tờ quảng cáo sẽ đi ngay vào thùng rác?

Người nhận có thể đã có một luật sư, không có nhu cầu cho các dịch vụ pháp lý, hoặc đơn giản là không có ngân sách để thuê dịch vụ của bạn.

Khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến, vấn đề này giảm bớt đáng kể.

Bằng cách sử dụng các phương pháp như quảng cáo Facebook, viết blog hoặc tiếp thị qua email, bạn có một cách dễ dàng lọc ra các khách hàng không đủ tiêu chuẩn.

Nếu bạn đang sử dụng quảng cáo Facebook một cách đúng đắn, chỉ có những người có hứng thú với dịch vụ của bạn mới thấy được quảng cáo.

Nếu bạn có một trang blog, những người không quan tâm đến dịch vụ pháp lý sẽ không bao giờ đọc blog của bạn hoặc đăng ký vì lead magnet của bạn. Nó đơn giản thế thôi.

Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến có thể lọc ra phần lớn các khách hàng không đủ tiêu chuẩn khi sử dụng phương pháp ngoại tuyến. Nó không đảm bảo rằng tất cả các khách hàng của bạn đều là khách hàng tiềm năng nếu bạn sử dụng phương pháp trực tuyến. Nhiều người trong số họ không phải. Nhưng, tỷ lệ khách hàng tiềm năng được tạo ra từ phương pháp trực tuyến sẽ áp đảo phương pháp ngoại tuyến.

  1. Việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến tốn ít thời gian hơn.

Hãy để tôi hỏi bạn một câu. Ví dụ bạn là một nha sĩ mở một chi nhánh mới ngày mai. Bạn đã quyết định chạy một chương trình khuyến mãi cung cấp một lần làm sạch răng miễn phí cho tất cả những người dự lễ khai trương. Nếu bạn sử dụng phương pháp tiếp thị truyền thống như quảng cáo qua hộp thư và tiếp thị tận nhà, bạn sẽ có thể liên hệ với 1000 khách hàng tiềm năng trong 24 giờ tới không?

Trừ khi bạn là siêu nhân, tôi sẽ mặc định câu trả lời “KHÔNG”. Tuy nhiên, để tôi hỏi bạn một câu hỏi khác.

Nếu bạn đã nỗ lực xây dựng một danh sách email và một trang mạng xã hội bạn có thể liên hệ với 1000 khách hàng không? Tất nhiên là được rồi. Trong thực tế, làm như vậy có lẽ sẽ chỉ mất 10 phút. Hãy nghĩ về điều đó.

Nếu bạn đang tận dụng sức mạnh của Internet để săn lùng và liên lạc với các khách hàng tiềm năng, bạn có thể đạt được kết quả tốt hơn so với các phương pháp tiếp thị truyền thống và chỉ tiêu tốn 1% tổng thời gian.

Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp địa phương, tôi hy vọng rằng bạn là bắt đầu nhìn thấy giá trị của việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến. Phương pháp ngoại tuyến cũng có thể có hiệu quả. Nhưng lỗi thời rồi.

Ngày nay, việc sử dụng phương pháp ngoại tuyến thay vì trực tuyến giống như việc đi bộ đi làm thay vì đi xe hơi vậy. Thế nên hãy để điều đó trở thành quá khứ đi và bắt đầu tìm kiếm khách hàng tiếm năng của bạn ở một cấp độ cao hơn.

The post Tìm kiếm khách hàng tiềm năng Online hay Offline hiệu quả hơn? appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
5 cách tốt nhất để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng https://blog.123website.com.vn/moi-quan-lau-dai-voi-khach-hang/ Tue, 10 Oct 2017 09:37:53 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1567 Mọi người đều biết trong kinh doanh, mối quan hệ khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên lại có rất ít người biết cách làm thế nào để duy trì tốt mối quan hệ khách hàng […]

The post 5 cách tốt nhất để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Mọi người đều biết trong kinh doanh, mối quan hệ khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên lại có rất ít người biết cách làm thế nào để duy trì tốt mối quan hệ khách hàng lâu dài, có nghĩa là xây dựng trong họ lòng trung thành đối với doanh nghiệp của mình.

Một nghiên cứu cho thấy rằng có đến 89% khách hàng đã ngừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một công ty sau khi nhận được dịch vụ khách hàng quá nghèo nàn. Và một báo cáo khác cũng cho thấy: Khách hàng có khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh gấp 4 lần vì lý do liên quan đến chất lượng dịch vụ chứ không phải là vấn đề giá cả hay bất cứ vấn đề nào khác.

Cạnh tranh là rất khốc liệt, khách hàng của bạn có thể không phải khách hàng lâu dài nếu bạn không có những hành động tích cực để khuyến khích sự trở lại và đảm bảo sự trung thành của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của mình.

Sau đây là 5 lời khuyên giúp bạn có thể áp dụng trong việc giữ chân và duy trì sự trung thành của khách hàng, từ đó xây dựng những mối quan hệ lâu dài với khách hàng:

1. Hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu vào đúng thời điểm

 

mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Hình 1: 5 cách tốt để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 81% khách hàng sẵn sàng trả tiền cho những trải nghiệm có chất lượng. Điều này cho thấy dịch vụ khách hàng cũng vô cùng quan trọng, không kém gì so với chất lượng của chính bản thân sản phẩm mà bạn cung cấp cho người dùng. Với sự chủ động hỏi thăm khách hàng vào đúng thời điểm thích hợp, bạn cần phải chắc chắn rằng họ đang nhận được tất cả những hỗ trợ cần thiết trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Thậm chí, bạn cần quan tâm hỗ trợ trước cả khi họ gặp vấn đề và đặt ra những câu hỏi dành cho bạn.

2. Hiểu được giá trị những gì bạn cung cấp cho khách hàng, và duy trì nó

Sự tương tác với khách hàng là vô cùng quan trọng. Không phải sau khi bán được sản phẩm là xong mà bạn cần duy trì sự quan tâm cả về sau. Đó là yếu tố hàng đầu giúp bạn tiếp tục xây dựng lòng trung thành và tiến dần đến sự thành công nhờ các mối quan hệ  lâu dài với khách hàng .

Đồng thời với đó, bạn cũng cần duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, và bằng cách liên tục đưa ra cách thức mới để những trải nghiệm mua hàng của khách trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Đó là những yếu tố giúp bạn có được mối quan hệ tốt với khách hàng của mình về lâu về dài.

mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Hình 2: 5 cách tốt để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

3. Giám sát hành vi khách hàng mỗi ngày

Nếu bạn muốn giữ chân khách hàng lâu dài, bạn phải hiểu cách khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong suốt cả một quá trình. Do vậy, bạn cần giám sát hành vi khách hàng mỗi ngày, tìm cách thu thập những thông tin thực và hữu ích. Thông qua đó để thực hiện những thay đổi sao cho phù hợp và tiện lợi hơn cho phân khúc khách hàng tiềm năng của mình.

4. Ưu tiên những khách hàng đặc biệt hơn

Mọi khách hàng là như nhau nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt cần được bạn ưu tiên phục vụ trước. Điều đó sẽ khiến cho họ cảm thấy hài lòng và có thể gắn bó lâu dài với cửa hàng của bạn. Một nghiên cứu gần đây khẳng định có đến 42% người tiêu dùng phàn nàn trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng họ mong đợi những phản hồi nhanh chóng hơn. Một khi bạn phải kiểm soát quá nhiều câu hỏi của khách thì cần phải biết phân bổ thời gian và nguồn lực hiệu quả, đồng thời cần phải biết cách phán đoán và ưu tiên những ai đang gấp và cần bạn hơn.

mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Hình 3: 5 cách tốt để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

 

5. Không quá “tham lam”

McKinsey cho biết rằng 70% trải nghiệm mua của khách hàng là dựa trên cảm giác hài lòng của họ. Đừng bao giờ chăm chăm vào việc thu được những khoản thu béo bở từ khách hàng của mình, điều đó có thể giết chết bạn. Do đó, hãy mang đến cho khách hàng của mình những lợi ích tối đa cho dù bạn chỉ thu được một khoản lợi nhuận thấp. Nếu khiến cho họ hài lòng, giá trị mua sắm sẽ tăng lên và giá trị mà bạn có được còn cao hơn nữa.

Quyết định của khách hàng trong việc ở lại với bạn hay chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh thường xoay quanh mức hỗ trợ và những lợi ích mà họ nhận được.

The post 5 cách tốt nhất để tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Giải pháp thiết kế website. Các doanh nghiệp cần phải biết https://blog.123website.com.vn/giai-phap-thiet-ke-website/ Mon, 02 Oct 2017 13:45:50 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1514 1. Website là gì? Hiểu thế nào là một trang Web? Bạn có thể hiểu website tương tự như quảng cáo trên các trang vàng, nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện nhiều việc trên website như giao tiếp, trao đổi thông tin với […]

The post Giải pháp thiết kế website. Các doanh nghiệp cần phải biết appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
1. Website là gì?

Hiểu thế nào là một trang Web?

Bạn có thể hiểu website tương tự như quảng cáo trên các trang vàng, nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện nhiều việc trên website như giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và với những người truy cập khác, tìm kiếm, mua bán vv…chứ không phải chỉ xem như quảng cáo thông thường. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập website- nhìn thấy nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Đối với một doanh nghiệp, Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, quanh năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.

Khi bạn xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website sẽ tên và chính là địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra tên đó người ta gọi là tên miền hay domain name. Thường các Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

giải pháp thiết kế website

2. Các yêu cầu tối thiểu của 1 Webiste

Đối với một doanh nghiệp trong đời thường, để thành lập và hoạt động, doanh nghiệp đó phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố căn bản sau:

–       Tên doanh nghiệp

–       Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp

–       Các yếu tố vật chất kỹ thuật,máy móc và con người

Nếu ta tạm coi Website như 1 doanh nghiệp trong đời thường, thì để thiết lập và đưa vào hoạt động 1 Website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố cơ bản như doanh nghiệp là:

–       Tên miền (hay còn gọi là Tên miền ảo hoặc Domain name) tương ứng với Tên doanh nghiệp trong đời thường.

–       Web Hosting (hay còn gọi là nơi lưu giữ trên máy chủ Internet) tương ứng với Trụ sở doanh nghiệp trong đời thường.

–       Các trang web tương ứng với yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp trong đời thường và con người để quản lý và vận hành Website đó.

Bạn đã có quyết định về website của mình chưa? Hãy tham khảo các dịchvụ mà chúng tôi đã thiết kế sẵn cho các mức yêu cầu khác nhau.

3. Làm thế nào để website thu hút được nhiều khách hàng?

Một website thu hút được nhiều khách hàng ngoài yếu tố hình thức nội dung, cần phải có các biện pháp marketing hữu hiệu cũng như cấp độ tự động hoá website để tạo uy tín và sự thuận tiện cho khách hàng.

The post Giải pháp thiết kế website. Các doanh nghiệp cần phải biết appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Giám đốc điều hành Shopee VN: Thương mại điện tử trong nước tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng https://blog.123website.com.vn/giam-doc-dieu-hanh-shopee-vn/ Mon, 18 Sep 2017 06:45:43 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1358 Được phát triển bởi Garena, Shopee đã tạo dấu ấn khá mạnh tại thị trường khu vực phía Đông bán cầu mặc dù xuất hiện khá muộn vào tháng 12/2015. Với điểm nhấn là sự kết hợp của kênh thương mại điện tử và mô hình mạng xã hội đang thịnh hành. Tuy “sinh sau đẻ […]

The post Giám đốc điều hành Shopee VN: Thương mại điện tử trong nước tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Được phát triển bởi Garena, Shopee đã tạo dấu ấn khá mạnh tại thị trường khu vực phía Đông bán cầu mặc dù xuất hiện khá muộn vào tháng 12/2015. Với điểm nhấn là sự kết hợp của kênh thương mại điện tử và mô hình mạng xã hội đang thịnh hành. Tuy “sinh sau đẻ muộn”, Shopee đã sở hữu hơn 40 triệu lượt tải ứng dụng, tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt mức 3 tỷ USD đã giúp Shopee trở thành sàn thương mại có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực.

Trước thềm Ngày hội mua sắm di động “9.9 Online Shopping Day”, ông Pine Kyaw, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam có chia sẻ:

“Năm 2017 sẽ là cột mốc định hình thị trường thương mại điện tử. Một trong những đặc điểm của thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là chưa có một tên tuổi đủ lớn để dẫn dắt thị trường, các doanh nghiệp vẫn trong quá trình thử nghiệm các giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017 – 2019, những mô hình phù hợp nhất sẽ được chứng minh, định hướng cho toàn bộ các doanh nghiệp trong cuộc đua thương mại điện tử. Một số doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng, chiếm lĩnh thị phần và tạo ra những quy tắc chung của cuộc đua, phần còn lại sẽ phải chấp nhận hoặc tham gia vào trật tự này hoặc từ bỏ”.

Giám đốc điều hành Shopee VN: Thương mại điện tử trong nước tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng

Theo ông Pine Kyaw, mua sắm trực tuyến hiện đang dần bắt kịp xu hướng mua sắm truyền thống tại Việt Nam. Minh chứng là 58% những người được hỏi đều cho biết, họ thường tìm kiếm sản phẩm qua kênh trực tuyến, so với kênh truyền thống là 61%.

Tương tự như vậy, thói quen mua sắm của người Việt cũng đang thay đổi, khi kênh trực tuyến đạt 38%, còn kênh truyền thống là 46%.

Do đó, Shopee đặt cược vào thương mại điện tử trên di động. Shopee khởi đầu từ nền tảng di dộng, với các tính năng xã hội như chat và trả giá, được thiết kế ngay từ ban đầu để giúp việc mua và bán trên di động dễ dàng hơn.

Giám đốc điều hành Shopee VN: Thương mại điện tử trong nước tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng

Sự tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam là một sự thật không thể phủ nhận. Câu hỏi quan trọng đặt ra với các tên tuổi lớn là làm sao kết nối, cho phép mua bán trực tuyến giữa các lãnh thổ một cách dễ dàng trên toàn bộ khu vực ASEAN thậm chí là Trung Quốc. Doanh nghiệp giải quyết được bài toàn này sẽ trở thành người chiến thắng.

Theo ông Pine Kyaw, thương mại điện tử Việt Nam tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng.

Thứ nhất, tỷ lệ lựa chọn thanh toán khi giao hàng của người dân Việt Nam là gần 65%, gấp hơn 8 lần so với mức trung bình trên thế giới (chỉ khoảng 8%). Trong khi đó, tỷ lệ thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng gần như không đáng kể. Cùng với đó, tỷ trọng bán lẻ thương mại điện tử chiếm chưa đầy 4%.

Thứ hai là vấn đề giành được niềm tin khách hàng. Tâm lý người tiêu dùng Việt cảm thấy rất thiếu an toàn khi mua sắm trực tuyến, dẫn đến không chịu thanh toán online cũng như không mua các mặt hàng giá trị lớn qua kênh trực tuyến. Nếu một doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách đảm bảo sự an toàn cho khách hàng thì đó sẽ là một trong những ưu thế lớn.

Nói về chiến lược ngắn hạn trong năm 2017, ông Pine Kyaw cho biết, việc sử dụng các dịch vụ khuyến mãi, ưu đãi lớn cho khách hàng chính là con đường ngắn nhất để có thể chạm đến trái tim người tiêu dùng.

Giám đốc điều hành Shopee VN: Thương mại điện tử trong nước tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng

Đó cũng là lý do Shopee khởi động chương trình “9.9 Online Shopping Day” vào ngày 9 tháng 9 năm 2017. Đây là lần thứ 2 sự kiện mua sắm trực tuyến thường niên này diễn ra tại Việt Nam. Trong năm 2016, 9.9 Online Shopping Day đã đạt được những kết quả như: lượt giao dịch tăng hơn 5 lần, lượng truy cập tới Shopee tăng hơn 3 lần chỉ trong vòng 24h…

Nguồn: Internet

The post Giám đốc điều hành Shopee VN: Thương mại điện tử trong nước tồn tại 2 vấn đề khá đặc trưng appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Thương mại điện tử Ấn Độ ngày cành tăng trưởng mạnh mẽ https://blog.123website.com.vn/thuong-mai-dien-tu-tang-truong-manh/ Fri, 01 Sep 2017 06:52:05 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1178 Với 681 tỷ doanh thu bán lẻ trực tuyến năm 2016, Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, tiếp đến là Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ mới là quốc gia có chỉ số tăng trưởng nhanh nhất với 31,2%. Thế giới giờ đây là tập hợp những cuộc […]

The post Thương mại điện tử Ấn Độ ngày cành tăng trưởng mạnh mẽ appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>

Với 681 tỷ doanh thu bán lẻ trực tuyến năm 2016, Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, tiếp đến là Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ mới là quốc gia có chỉ số tăng trưởng nhanh nhất với 31,2%.

Thế giới giờ đây là tập hợp những cuộc giao tiếp thông qua thiết bị di động hơn là hình thức trực tiếp mặt đối mặt. Mọi người dùng smartphone để giữ liên lạc, mua sắm, đặt hàng và vô vàn tính năng khác.

Và thực tế này sẽ phủ sóng rộng hơn. Theo một nghiên cứu từ công ty Forrester Research (Mỹ), đến năm 2021, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cứ 5 sản phẩm bán ra thì có một sản phẩm đến từ hình thức bán hàng trực tuyến. Trong đó, 78% đến từ thiết bị di động, tăng 63% so với năm 2016.

Nghiên cứu cũng chỉ ra bán lẻ trực tuyến thông qua mobile sẽ tăng 15,6% mỗi năm, từ 539 tỷ USD năm 2016 lên 1.000 tỷ USD năm 2020. Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là thị trường lớn nhất cho các nhà bán lẻ trực tuyến.

Số liệu cho thấy, với 681 tỷ USD doanh thu bán lẻ năm 2016, Trung Quốc vẫn dẫn đầu lĩnh vực này trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ lại là nước có chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ nhất với 31,2%. Theo sau là Hàn Quốc (12,3%), Trung Quốc và Nhật Bản (cùng 9,9 %)

Trung Quốc hiện chiếm gần 80% doanh số bán lẻ trực tuyến tại khu vực và Forrester dự đoán đây sẽ là thị trường đầu tiên cán mốc 1.000 tỷ doanh thu năm 2020. Hơn 19% giao dịch bán lẻ tại quốc gia đông dân nhất thế giới thông qua thương mại điện tử và con số này sẽ tăng lên 24% vào năm 2021.

Dù Ấn Độ đang tăng tưởng mạnh mẽ nhưng Satish Meena, chuyên gia phân tích từ Forrester Research, cảnh báo quốc gia này phải mất hơn 10 năm để có thể theo kịp Mỹ và Trung Quốc. “Khoảng 70% dân số tại đây vẫn còn sống ở các thành phố thứ 3 (dưới 1 triệu người) và thấp hơn thế. Trong khi đó, khách hàng sẽ gia tăng thu nhập dần dần trong 10 năm tiếp theo”, ông cho biết và nói thêm là Trung Quốc lại có một thị trường đã ở độ chín.

“Nếu so sánh thì sự thâm nhập của Internet và thương mại điện tử vẫn còn rất nhỏ tại Ấn Độ. Điều này tương tự với dân số cũng như doanh thu bán lẻ. Vì vậy, không công bằng khi so sánh Trung Quốc và Ấn Độ”, Satist giải thích.

Ấn Độ có những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử. Tại Trung Quốc, Alibaba đã cất cánh vào những năm 2000 khi nền kinh tế toàn cầu đang không ở đỉnh cao. Trong khi đó, Ấn Độ bắt đầu gia nhập thị trường thương mại này sau năm 2010, khi GDP cho thấy một sự tăng trưởng bền vững và thu nhập của người dân tăng lên đáng kể.

“Ở Ấn Độ, mọi người bắt đầu chi tiêu thoải mái vào quần áo và giày dép hơn. Tuy nhiên, đó là do sự thúc đẩy từ COD (thanh toán bằng tiền mặt) và các chính sách đầu tư mạnh mẽ”, ông Satist nói. Trong khi đó, Amazon lại không có những quỹ đầu tư như thế vào những năm 1990.

Chuyên gia từ Forrester Research cho rằng những điều kiện thuận lợi này sẽ thúc đẩy sự đi lên của ngành thương mại điện tử Ấn Độ và người tiêu dùng cũng sẽ mua nhiều hơn qua online.

Đa phần các mặt hàng giờ đây có thể bán thông qua thương mại điện tử. Các sản phẩm tạp hóa, chăm sóc sắc đẹp, thời trang, đồ đạc gia đình là những ngành hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên, độ chín của ngành này lại chưa thể hiện ở mặt thanh toán. Hầu hết người mua sắm qua mạng ở Ấn Độ lại thích hình thức trả tiền trực tiếp hơn là thông qua dịch vụ trực tuyến. Ông Satist vẫn lạc quan thanh toán số sẽ không còn xa nữa với quốc gia Nam Á.

Ông Satist dẫn chứng, để sở hữu những món hàng chất lượng có giá khuyến mãi, người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng hình thức thanh toán online, lựa chọn duy nhất dành cho họ. Đây là những người đã quen với các hình thức ngân hàng trực tuyến.

Trong khi đó, người tiêu dùng cũng có những ý kiến khác nhau. Một số cảm thấy thoải mái với thanh toán online vì họ đã mua hàng qua hình thức này 5-6 năm nay. Họ muốn tận hưởng những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng, bao gồm cả việc chuyển hàng nhanh chóng nếu không có chương trình khuyến mãi.

Và vì vậy, tất nhiên sẽ có một nhóm khách hàng khác muốn mua với giá rẻ hơn và không quan tâm đến thời gian nhận hàng nhanh hay chậm. Họ không trung thành với bất cứ nhà cung cấp nào mà chỉ chạy theo những nơi chào giá tốt nhất. “Do đó, những người làm thương mại điện tử tại Ấn Độ phải có chiến lược cụ thể để theo đuổi nhiều đối tượng khách hàng với những mong muốn hoàn toàn khác nhau”, chuyên gia người Ấn Độ từ hãng Forrester Research cho hay.

Nguồn : Internet

The post Thương mại điện tử Ấn Độ ngày cành tăng trưởng mạnh mẽ appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>