Trương Toàn – Blog Chia sẻ kiến thức 123Website https://blog.123website.com.vn Một trang web phát triển bởi 123Website.com.vn Mon, 18 Mar 2019 08:31:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.7.22 7“mẹo vàng” để bán hàng qua điện thoại https://blog.123website.com.vn/chao-hang-qua-dien-thoai/ Thu, 16 Nov 2017 08:57:41 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1815 Sự phát triển và bùng nổ công nghệ trong những năm gần đây tại Việt Nam đang mở ra một phương thức tiếp cận khách hàng mới: kỹ năng chào hàng qua điện thoại. Giữ nhiệm vụ này ở các doanh nghiệp là bộ phận Telesales. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt […]

The post 7“mẹo vàng” để bán hàng qua điện thoại appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Sự phát triển và bùng nổ công nghệ trong những năm gần đây tại Việt Nam đang mở ra một phương thức tiếp cận khách hàng mới: kỹ năng chào hàng qua điện thoại. Giữ nhiệm vụ này ở các doanh nghiệp là bộ phận Telesales.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt thời gian, chi phí đi lại, phương pháp bán hàng mới cũng ẩn chứa nhiều thử thách đòi hỏi người bán hàng phải vượt qua. 7 chìa khóa vàng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực hiện những cuộc điện thoại chào hàng thành công.

bán hàng qua điện thoại

1. Chuẩn bị thật kỹ nội dung cuộc gọi

Không-chuẩn-bị là chuẩn-bị cho sự thất bại. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ ngành nghề nào. Dù bạn có là chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại, bạn cũng không được phép bỏ qua giai đoạn này.

Trước mỗi cuộc điện thoại, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về khách hàng và nếu có thể hãy thu thập thông tin liên quan đến cá tính, thói quen, sở thích của người bạn sẽ thực hiện cuộc gọi. Hãy vạch ra cuốn sổ bán hàng của bạn về mục đích cuộc gọi, những thông tin bạn sẽ trao đổi và những câu trả lời cho những tình huống khách hàng có thể “bắt bí” bạn. Sự chuẩn bị của bạn công phu bao nhiêu thì cơ hội thành công trong cuộc điện thoại chào hàng của bạn sẽ cao bấy nhiêu.

2. Luyện tập trước khi diễn

Nếu bạn là người mới vào nghề thì đây là bước đặc biệt quan trọng với bạn. Bạn nên nhớ, khi bạn thực hiện cuộc gọi có nghĩa là chính bạn đang là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của công ty. Bạn không có quyền “lấy khách hàng làm đồ nhắm” cho những sai sót của chính mình.

Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của những đồng nghiệp trong quá trình luyện tập. Hãy để họ đóng vai khách hàng và bạn là một nhân viên bán hàng qua điện thoại thực hiện cuộc gọi. Sự nhận xét của đồng nghiệp trong quá trình bạn luyện tập sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quý báu để tránh những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện cuộc gọi thật. Và cả khi bạn đã là “cao thủ” trong nghề bán hàng qua điện thoại, bạn cũng nên dành một vài phút để “tưởng tượng” ra cuộc gọi bạn chuẩn bị thực hiện.

3. Hãy để cơ thể bạn thư giãn

Bạn có biết, khi giao tiếp qua điện thoại, hiệu quả thông điệp truyền tải đến khách hàng được quyết định 86% bởi giọng nói và chỉ có 14% qua nội dung bạn trao đổi? Bởi vậy tư thế của bạn trong quá trình điện thoại có tác động đặc biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng cuộc chào hàng.
Trước khi thực hiện cuộc gọi, hãy hít thở thật sâu và tự thưởng cho mình một nụ cười vui vẻ. Hãy ngồi với tư thế thoải mái nhất, cầm điện thoại bằng tay trái, để ống nghe cách miệng 4-5 cm với độ nghiêng 45 độ để đảm bảo giọng nói của bạn được truyền tải chính xác nhất. Bạn cũng cần tránh để khuỷu tay cầm điện thoại lên bàn hoặc các động tác gò bó gây áp chế cho lồng ngực và ảnh hưởng đến sự phát âm của bạn.

4. Vượt qua thư ký thông minh

Để tiếp cận được người mà bạn thực sự muốn gặp trong một công ty bạn đang nhắm đến không phải là điều dễ dàng. Thử thách đầu tiên mà bạn cần phải vượt qua là “những cô thư ký thông minh”. Nhiều người bán hàng thất bại do không biết cách vượt qua “cửa” đầu tiên này.

Thư ký hoặc lễ tân luôn có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc điện thoại không cần thiết và chọn lọc ra những cuộc gọi quan trọng trong số hàng trăm cuộc gọi đến công ty hàng ngày. Nhiệm vụ của bạn là làm sao cho những cô thư ký thông minh hiểu vấn đề bạn đang trình bày rất quan trọng. Bí quyết để “đánh lừa” sự cảnh giác của các cô là hãy cố gắng làm cho vấn đề của bạn trở nên cấp bách vượt quá tầm giải quyết của họ. Bạn có thể nói đơn giản, bạn có một công chuyện hợp tác muốn bàn với sếp của họ. Nếu bạn biết tên vị sếp đó hãy nhắc đến để tăng thêm lòng tin của các thư ký. Nên nhớ, hãy nói ngắn gọn với chất giọng mạnh mẽ và khẩn cấp.

bán hàng qua điện thoại

5. Ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng

Khách hàng không có nhiều thời gian dành cho bạn, nhất là giao tiếp qua điện thoại. Hãy đi thẳng vào vấn đề, đừng cố dài dòng giải thích. Ngay lập tức gây ấn tượng với khách hàng bằng chất giọng chuyên nghiệp, ấm áp, nghiêm trang nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng. Bạn hãy nói với khách hàng rõ, bạn đang mang đến những giá trị và lợi ích cho khách hàng.

Ví dụ, nếu bạn muốn chào hàng với dịch vụ là các khóa đào tạo trực tuyến, bạn có thể nói: “Chào anh Minh, Em là Hương bên Tập đoàn GK. Em gọi điện cho anh với mong muốn giới thiệu đến doanh nghiệp một giải pháp cho phép anh giảm 50% chi phí đào tạo, tiết kiệm 60% thời gian học tập và nâng cao 25% hiệu quả làm việc”.

Nếu bạn xin một cuộc gặp 30 phút hay 1 tiếng đồng hồ điều đó có thể rất khó. Hãy để khách hàng thấy rằng bạn không làm mất nhiều thời gian của họ bằng đề nghị một cuộc hẹn 5-10 phút. Bởi bạn cần biết, khi đã gặp rồi thì 5 phút hay 30 phút là như nhau.

6. Hãy để khách hàng lựa chọn hai trong một

Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn luôn phải có ý thức hỗ trợ và tư vấn giúp khách hàng ra quyết định. Hãy giúp khách hàng có một quyết định cuối cùng bằng sự lựa chọn một trong hai.

Ví dụ: “Vậy em có thể gặp anh Minh vào thứ 3 hay thứ 4 tuần tới? Vào lúc 9h00 sáng hay 3h30 chiều? Tại văn phòng hay địa điểm nào khác?”

Nếu khách hàng tiếp tục từ chối bạn, bạn đừng cố gắng thuyết phục khách hàng. Hãy lái cuộc gặp sang một vấn đề khác hoặc lùi cuộc hẹn sang một cơ hội khác tốt hơn. Ví dụ: “Anh Minh yên tâm, em chỉ muốn gặp để trao đổi với anh về một giải pháp đào tạo mới bên em chứ anh chưa cần quyết định mua… Nếu tuần này anh bận, em sẽ gọi lại anh vào giờ này tuần sau nhé?”

Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa để vượt qua sự từ chối chống đối của khách hàng bạn cũng cần nhớ một nguyên tắc: Kết thúc mỗi cuộc gọi phải mở đường cho một cuộc gọi hoặc một cuộc gặp tiếp theo.

7. Tổng kết bài học sau mỗi cuộc gọi

Kinh nghiệm là kinh qua, nghiệm lại và áp dụng ngay. Nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp bạn nên có ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm của mình sau mỗi cuộc gọi. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự bản thân mình rút ra các bài học để lần sau mình làm tốt hơn.

Trong quá trình trao đổi qua điện thoại, hãy nhớ dùng tay thuận của mình ghi lại các thông tin quan trọng của khách hàng vào cuốn sổ bán hàng của bạn. Hãy tổng hợp và lưu giữ lại các thông tin cần thiết. Dù thành công hay thất bại, bạn cũng có quyền tự hào, bạn đang trên con đường trở thành người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp.

Khách hàng nói “không” không có nghĩa là họ sẽ “không mua hàng” mà bạn phải hiểu là “chưa phải lúc này” hoặc bạn đang tiếp cận người “không có đủ thẩm quyền quyết định”. Bạn hãy suy nghĩ và tiếp cận theo một phương pháp khác hiệu quả hơn.

The post 7“mẹo vàng” để bán hàng qua điện thoại appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
7 bí kiếp bán hàng trên mạng xã hội hiệu quả nhất và nhanh nhất https://blog.123website.com.vn/ban-hang-tren-mang-xa-hoi/ Fri, 03 Nov 2017 10:04:14 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1777 Không ít công ty lớn đã phải thất vọng khi tham gia quảng bá hay bán hàng trên mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Những chiến lược không được hoạch định khoa học khiến họ chịu nhiều tổn thất hơn là thành công. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội này […]

The post 7 bí kiếp bán hàng trên mạng xã hội hiệu quả nhất và nhanh nhất appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>

Không ít công ty lớn đã phải thất vọng khi tham gia quảng bá hay bán hàng trên mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Những chiến lược không được hoạch định khoa học khiến họ chịu nhiều tổn thất hơn là thành công. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội này không vì thế mà biến mất.

Nghiên cứu của công ty tư vấn thương mại trực tuyến Booz & Co. cho rằng truyền thông xã hội là cách tốt nhất để tạo ảnh hưởng đến khách hàng. Và trong thời gian ngắn sắp tới, lợi nhuận của thương mại thông qua mạng xã hội trên toàn cầu sẽ đạt 30 tỉ đô la, riêng tại Mỹ là 14 tỉ đô la.

Booz cũng cho biết, 27% trong số những người sử dụng mạng xã hội ít nhất 1 giờ mỗi ngày cũng sẽ sẵn sàng mua sắm thông qua phương tiện này,

Cũng như thương mại điện tử trước đây, sẽ phải mất một khoảng thời gian để thương mại trên mạng xã hội được người tiêu dùng chấp nhận.

bán hàng trên mạng xã hội

Với nhiều khách hàng, mua sắm trong thế giới thực phải là ra ngoài cùng bạn bè, người thân, tự chọn lấy món hàng mình yêu thích và cùng bình luận về nó. Giờ đây, các công ty sử dụng mạng xã hội để bán hàng cũng đang nỗ lực để tạo ra một môi trường tương tự.

Booz mới đây đã xuất bản nghiên cứu về những bí mật của mua sắm trong quí IV/2011. Nghiên cứu này phân tích những hoạt động của các nhà bán lẻ trực tuyến lớn.

Theo đó, chỉ hơn một nửa trong những công ty bán lẻ có trang Facebook (mà hầu hết các trang đều chứa đường dẫn cho khách hàng đến trang web chính của công ty). Chỉ có 16% nhà bán lẻ cung cấp chức năng “mua” ngay tại Facebook.

Sau đây là một số kinh nghiệm để cải thiện hoạt động bán hàng trên Facebook rút ra từ kết quả nghiên cứu:

  1. Nếu bạn kinh doanh với quy mô tương đối lớn, hãy cung cấp địa chỉ kết nối và giúp đỡ trực tiếp khách hàng 24/7 trên mạng xã hội (thông qua chat hoặc gọi điện) giống như dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông thường.
  2. Cung cấp những phương thức đảm bảo, bảo hành uy tín để giải tỏa những mối lo ngại của khách hàng. Những mối lo lắng này cũng là những mối lo lắng chung của bất kỳ ai khi tham gia mua sắm trực tuyến: thanh toán không minh bạch; hàng hóa không đúng kích thước, màu sắc, chất liệu; giao hàng chậm trễ…
  3. Đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt, thưởng điểm cho khách hàng trung thành, và các đặc quyền khác cho khách hàng khi mua sắm thông qua mạng xã hội. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các chương trình khuyến mãi trên Facebook và trang web chính sẽ giúp thu hút thêm fan hâm mộ tham gia theo dõi các trang mạng xã hội trong một thời gian nhất định.
  4. Đưa ra lựa chọn cập nhật thông tin qua điện thoại di động (hãy nhớ không bao giờ “nhấn chìm” và làm phiền khách hàng bằng quá nhiều thông tin).
  5. Kết hợp các tính năng của trang web vào trang Facebook fanpage: chức năng zoom và xem hình ảnh sản phẩm từ nhiều góc độ, xem sản phẩm dưới nhiều lựa chọn khác nhau, tư vấn và hỗ trợ mua sắm… để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng.
  6. Thêm vào các công cụ tìm vị trí (nếu công ty bạn có hệ thống cửa hàng bán lẻ) phòng khi khách hàng muốn đến mua hàng tận nơi.
  7. Cung cấp các nội dung miễn phí hoặc “độc quyền” dành riêng cho các fan trên Facebook.

Trên đây là một số gợi ý nhưng bạn không nên ứng dụng một cách rập khuôn giúp bạn bán hàng trên mạng xã hội. Thành công đòi hỏi nhiều thử nghiệm và điều chỉnh để xem điều gì là thích hợp nhất với doanh nghiệp cũng như nhu cầu khách hàng của mình.

 

The post 7 bí kiếp bán hàng trên mạng xã hội hiệu quả nhất và nhanh nhất appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Tại sao doanh nghiệp cần có một website ? Công cụ phát triển doanh nghiệp https://blog.123website.com.vn/doanh-nghiep-can-co-website/ Thu, 02 Nov 2017 07:06:54 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1757   Tại sao quý doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ, cá nhân cần phải có website trong hoạt động kinh doanh? Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyền thông nói chung và internet nói riêng, ngày nay website đóng một vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của […]

The post Tại sao doanh nghiệp cần có một website ? Công cụ phát triển doanh nghiệp appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>

 

Tại sao quý doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ, cá nhân cần phải có website trong hoạt động kinh doanh?

Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyền thông nói chung và internet nói riêng, ngày nay website đóng một vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp không thể phủ nhận.

Sau đây là những lý do dễ nhận thấy nhất để doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng website:

website

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Nếu doanh nghiệp không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, nhận dịch vụ và tương tác với chủ doanh nghiệp trong giờ hành chính ngoài. Điều này khiến các dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng. Không bị giới hạn về thời gian, không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một cách kịp thời.

  • Tăng phạm vi khách hàng

Một cửa hàng địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

  • Xúc tiến kinh doanh hiệu quả

Các phương án để xúc tiến kinh doanh thông thường là quảng cáo trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này lại quá cao trong khi xây dựng một trang web riêng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị.

  • website Dịch vụ khách hàng hiệu quả

Không chỉ giúp khách hàng tìm được sản phẩm ưng ý mà còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Những thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được phản hồi tích cực.

  • Nền tảng cho sản phẩm bán hàng

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc vì vật họ có rất ít thời gian để đi mua sắm. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi. Các trang web là nền tảng tốt để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa phương mà còn với khách hàng trên toàn thế giới.

  • Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

  • Xác định khách hàng tiềm năng

Với sự giúp đỡ của các hình thức trực tuyến, các cuộc điều tra có sẵn trên web, khách hàng có thể để lại ý kiến của mình, truy vấn và thể hiện quan điểm về doanh nghiệp. Chi tiết cá nhân của khách hàng như tên, số điện thoại liên lạc, thu thập thông tin..thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm được các khách hàng “ruột” đầy tiềm năng.

website

  • Dễ dàng tuyển dụng

Một trong web có thể là nguồn tốt để tuyển dụng nhân viên cho tương lai. Vị trí tuyển dụng việc có thể được quảng cáo trên website và các ứng cử viên quan trọng, phù hợp với vị trí đang tìm kiếm có thể được yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến hoặc gửi vào địa chỉ email của công ty. Bằng cách này, khâu tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

  • Tăng năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp nhỏ có trong tay một trang web sẽ có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” khác. Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh không có trang web thì các khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu mua bán của bản thân.

  • Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng

Thông tin mới nên được chia sẻ với khách hàng và điều này trang web có thể hoàn thành một cách xuất sắc. Không chỉ cập nhật thông tin nhanh chóng, tải lên trang dễ dàng mà còn tốn ít thời gian cũng như công sức. Trước đây, khi doanh nghiệp có thông tin mới muốn được chia sẻ đến khách hàng thường sử dụng phương thức phát tờ rơi quảng cáo. Tuy nhiên, với cách thức này doanh nghiệp phải chi trả một số lượng không nhỏ tiền in ấn, phát hành cũng như thời gian quảng bá. Nếu sử dụng trang website, doanh nghiệp chỉ cần thu thập thông tin, tải lên trang và chờ đón phản hồi.

  • Dễ dàng lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng

Lấy ý kiến của khách hàng là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt tâm lý khách hàng và có chiến lược thay đổi phù hợp. Thông tin phản hồi từ khách hàng có thể dễ dàng thu thập được thông qua trang web. Bởi, khách hàng có thể tự do cung cấp thông tin riêng tư, không bị miễn cưỡng và đặc biệt là không mất quá nhiều thời gian.

  • Phân tích sản phẩm

Trang web có thể vừa sử dụng để quảng bá sản phẩm mới, kiểm tra tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường vừa tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm cũ. Khi những chỉ số thông tin được hiển thị trên website, doanh nghiệp có thể xác định vị trí sản phẩm của họ đang ở đâu, được đón nhận hay không, hiểu được những ưu nhược điểm để từ đó đề ra những bước đi đúng đắn.

The post Tại sao doanh nghiệp cần có một website ? Công cụ phát triển doanh nghiệp appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Xây dựng website hình tháp. Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển https://blog.123website.com.vn/chien-luoc-xay-dung-website/ Tue, 31 Oct 2017 10:07:18 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1746 Hầu hết các bài viết trước đây đều phân tích website dựa trên những khía cạnh mong muốn của một nhà quản trị website, từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho quá trình phát triển của website. Trong bài viết này, TBT xin cùng chia sẻ quá trình xây dựng và phát […]

The post Xây dựng website hình tháp. Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>

Hầu hết các bài viết trước đây đều phân tích website dựa trên những khía cạnh mong muốn của một nhà quản trị website, từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho quá trình phát triển của website. Trong bài viết này, TBT xin cùng chia sẻ quá trình xây dựng và phát triển một website ở một mức độ tổng quan hơn dựa trên tháp thực phẩm FDA.

Một website cũng giống như một con người thực thụ – để phát triển được nó cần được cung cấp đầy đủ những yếu tố cần thiết nhằm thu hút sự chú ý của người dùng để tăng lượng traffic và kích thích thị hiếu. Nói về vấn đề này, chúng ta giành ít phút để quay lại với tháp thực phẩm đã được học ở phần tiểu học.

Hình trên mà chúng tôi sử dụng là tháp thực phẩm FDA để đáp ứng nhu cầu sinh học của một người. Phần chân tháp mô tả lượng thực phẩm chính con người sử dụng và định lượng thiết yếu của nó trong quá trình sống của con người. Càng lên cao, các loại thực phẩm sẽ có nhu cầu ít hơn. Nhờ vào tháp thực phẩm này, chúng ta có thể biết được loại thực phẩm nào cần quan tâm bổ sung, loại thực phẩm nào cần hạn chế để đảm bảo một cơ thể phát triển hài hòa và hợp lý.

Trong xây dựng website cũng vậy, một website muốn phát triển dài lâu cần có sự cân bằng giữa các yếu tố của sự phát triển như nội dung, marketing, SEO, giao diện…. Tuy nhiên, điều đáng buồn là phần lớn các website hiện nay còn chưa chú ý đến sự hài hòa này mà chỉ tập trung xây dựng và phát triển một hoặc một số mặt. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc phát triển website và khiến website không có tuổi thọ dài.

xây dựng website

1. Tầng chân tháp – Nội dung

Rất nhiều webmaster dành nhiều thời gian để quảng bá website tuy nhiên lại không chú ý nhiều đến nội dung được trình bày trên website. Bạn có thể submit website của mình lên thật nhiều mạng xã hội, có thể gửi liên kết của mình đến những trang chia sẻ trực tuyến như LinkHay, TamTay, TagVN hay cố gắng giới thiệu website của mình lên các diễn đàn nhưng tất cả đều là vô ích nếu người dùng không tìm được thứ họ cần trên website bạn ngoài những lời quảng cáo sáo rỗng. Mục đích của người dùng khi truy cập một website là tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Do đó, nếu họ không tìm được thứ họ cần họ sẽ bỏ đi ngay và ít có khả năng họ quay lại với bạn.

Nội dung chính là giá trị cốt lõi của websit, là cái đích mà người dùng nhắm đến. Do đó, nó phải là điểm đầu tiên và quyết định cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của một website. Bạn có thể có một bản thiết kế đẹp, một đội ngũ quảng bá website năng nổ nhưng sẽ chẳng là gì nếu website của bạn không có nội dung. Nếu bạn có một nội dung phù hợp, các hình thức quảng bá website sẽ phát triển và bổ trợ tương ứng.

Bạn có 2 cách để xây dựng nội dung:

  • Xây dựng nội dung theo chiều rộng: viết những nội dung mới mẻ và càng rộng càng tốt. Đem đến cho người dùng sự thoải mái và những thông tin hữu ích trên nhiều lĩnh vực. Người dùng sẽ cảm thấy thật tuyệt vời nếu họ có thể tìm được tất cả mọi thứ chỉ trên 1 website và họ sẽ quay lại thường xuyên hơn.
  • Xây dựng nội dung theo chiều sâu: nếu website của bạn là một website chuyên ngành hoặc bạn có một kiến thức đủ sâu cho một lĩnh vực nhất định. Bạn nên phát triển nội dung theo cách này. Bằng cách cung cấp các bài viết chuyên sâu, bạn có thể giữ chân một lớp đối tượng nhất định nào đó (có thể là lớp  đối tượng khách hàng tiềm năng). Ngoài vấn đề biến website của bạn thành một nơi cung cấp kiến thức chuyên môn và độc nhất, cách này cũng sẽ thu hút một lượng người dùng quan tâm tìm hiểu chuyên sâu và tạo nên uy tín cho thương hiệu của bạn.

Tầng 2: giao diện website

Giao diệnlà thứ webmaster quan tâm thứ hai sau tầng nội dung. Bạn có thể xây dựng một nội dung tốt nhưng giao diện không hợp lý, khó sử dụng cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng tỏ ra bực bội và không quay lại website của bạn nữa.

Bạn hãy học hỏi những website thành công hiện nay như Yahoo, Google cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế website khi xây dựng giao diện. Điều này thực sự cần thiết và rất quan trọng.

Một giao diện phù hợp với nội dung, cách bố trí màu sắc, vị trí các button, vị trí khung tìm kiếm, menu trên website… có một ý nghĩa nhất định tạo nên cái nhìn đầu tiên của người dùng và khiến họ yêu thích website của bạn. Ngược lại, nếu website của bạn không hiển thị tốt trên các trình duyệt, nhiều lỗi và màu sắc không được kết hợp hài hòa sẽ tố cáo bạn không quan tâm đến giao diện và không tôn trọng người dùng. Người dùng cũng vì vậy mà cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi xây dựng website. Dĩ nhiên hậu quả là họ sẽ không còn sử dụng website của bạn thường xuyên nữa.

Tầng 3: SEO

Từ ngữ chuyên môn này đã được N2DGroup.COM giải thích ở các phần trước. Đây là một trong những phương án gia tăng lượng traffic hiệu quả và có chất lượng, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.

Khi thực hiện SEO bạn nên chú ý một số điểm sau:

  • Quan tâm và dự tính các từ khóa mà người dùng tiềm năng của bạn có thể sẽ dùng để tìm kiếm.
  • Sử dụng các thẻ H1,H2,H3… cho tiêu đề và các vị trí quan trọng.
  • Cố gắng thiết kế giao diện phù hợp với chuẩn xHTML để thuận tiện cho các cỗ máy tìm kiếm.
  • Sử dụng Anchor text hợp lý.

Tầng 4: Mạng xã hội

Khái niệm này khá phức tạp và thường chúng ta không hiểu đúng về giá trị của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chúng tôi không nói quá nhiều đến nó mà chỉ tập trung khai thác các công hiệu của nó đối với việc quảng bá website, ở đây là việc tận dụng một số mạng xã hội phổ biến như FaceBook, Twitter và các trang submit URL như tagVN hay LinkHay.

Những điểm bạn cần lưu ý khi thực hiện việc này là:

  • Thường xuyên submit và update các liên kết trên trang cá nhân của bạn.
  • Tạo một cộng đồng người dùng cho chính bạn bằng cách kết bạn với những người có cùng mối quan tâm.
  • Theo dõi các phản hồi của người dùng trên mạng xã hội từ liên kết bạn đăng tải để kịp thời điều chỉnh hợp lý.
  •  Tăng lượng người theo dõi bằng các chiến lược thu hút người dùng hợp lý (kết bạn, chia sẻ, thêm nút Like để họ hỗ trợ bạn quảng bá…)

Tầng 5: MMO (Make Money Online).

Nhiều nhà phát triển website quá tập trung ở tầng này dẫn đến việc thiếu sự đầu tư chính đáng cho các tầng dưới (như phân tích ở trên, tầng này không quan trọng cho việc phát triển lâu dài và là việc nên hạn chế). Nhiều người thậm chí chỉ cần lập nên website là có thể kiếm tiền – quan điểm đó hoàn toàn sai lầm.

Lẽ hiển nhiên, ai khi xây dựng website cũng muốn website ấy tạo ra một khoản lợi nhuận nào đó cho mình, ít nhất là để trang trải những chi phí trong quá trình hoạt động của website. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến điều này, bạn cần quan tâm đến việc đã xây dựng một nền móng đủ vững chắc chưa (chính là các tầng dưới).

Hãy thử đặt các câu hỏi sau:

  1. Website của bạn đã có nội dung đủ tốt hay chưa ?
  2. Người dùng có hài lòng với website của bạn và tìm được thứ họ cần hay chưa?
  3. Liệu người dùng có cảm thấy khó chịu với việc bạn kiếm tiền hay không (bằng cách này hay cách khác).
  4. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có đủ tốt ?

Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn rất nhiều khi lựa chọn hình thức kiếm tiền phù hợp từ website.

Tóm lại

Hãy căn cứ theo tháp nhu cầu trên để tìm hiểu về cái bạn định làm. Tất nhiên, tháp nhu cầu trên không đúng với tất cả các website. Tầng nào là tầng dưới, tầng nào là tầng trên… phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trong đó, tầng dưới cùng sẽ là nhu cầu mà người dùng muốn nhận được từ website của bạn.

Phát triển một website là con đường lâu dài và đòi hỏi sự nổ lực cũng như kiên nhẫn, sự đầu tư đúng mức. Do đó, bạn không thể nhận được kết quả chỉ sau một thời gian ngắn….

The post Xây dựng website hình tháp. Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
9 câu nói cần tránh khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại https://blog.123website.com.vn/giao-tiep-voi-khach-hang-qua-dien-thoai/ Thu, 26 Oct 2017 09:35:35 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1725 Giao tiếp với khách hàng qua điện thoại là một kỹ năng rất quan trọng. Bạn chỉ có thể nói chuyện với họ mà không biết được thái độ, nét mặt… trực tiếp. Do vậy, sự thận trọng là điều không thể bỏ qua. Tuy nhiên không ít người vẫn mắc những lỗi hết sức […]

The post 9 câu nói cần tránh khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Giao tiếp với khách hàng qua điện thoại là một kỹ năng rất quan trọng. Bạn chỉ có thể nói chuyện với họ mà không biết được thái độ, nét mặt… trực tiếp. Do vậy, sự thận trọng là điều không thể bỏ qua. Tuy nhiên không ít người vẫn mắc những lỗi hết sức cơ bản. Chúng ta cùng điểm ra 9 câu nói cần tránh khi giao tiếp qua điện thoại với khách hàng.

1. “Đó không phải là chính sách của chúng tôi”

Khi khách hàng gọi điện đến bên bạn tức là họ mong muốn nhận được những giải pháp, biện pháp giải quyết cho họ. Họ không cần quan tâm chính sách của công ty bạn là như thế nào, ai là người ra những chính sách đó. Cái họ cần đó là thắc mắc của họ được giải quyết.

2. “Đó không phải phòng ban của tôi” hay “Đó không phải công việc của tôi”

Đây là một câu nói vô cùng thiếu trách nhiệm và có thể bị khách hàng đánh giá công ty không hề chuyên nghiệp. Hãy trả lời lịch sự và lưu lại các thông tin của khách hàng để chuyển cho bộ phận tư vấn. Hoặc bạn có thể tư vấn cho khách hàng nên gọi sang số của bộ phận có thể giải quyết công việc.

9 câu nói cần tránh khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại

3. “Quý vị có thể gọi lại vào lúc khác không? Hiện chúng tôi đang rất bận”

Đây là một thái độ băn khoăn, do dự. Thực tế, câu này rất thường xuyên được nói ra. Nó luôn khiến người gọi điện đến phải băn khoăn: Bận rộn điều gì vậy? Chắc không giải quyết được vấn đề nên mới nói vậy phải không?

4. “Máy tính của tôi có vấn đề” hay “Chúng tôi đang gặp trục trặc với hệ thống máy chủ”

Đừng đưa ra lý do này vì khách hàng không muốn nghe các lỗi nào từ phía bạn. Hãy ghi chép lại những yêu cầu, thông tin của khách hàng và đưa ra lịch có thể giải quyết nhanh chóng công việc cho họ.

5. “Quý vị không nhận được tin nhắn của tôi sao?”

Có nhiều trường hợp bạn quên gọi cho khách hàng hoặc nhiều trường hợp khách hàng không nhớ đã nhận được cuộc gọi của bạn. Lúc này cần xin lỗi khách hàng cho dù đó có phải là lỗi của khách hàng sau đó sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết công việc ngay cho khách hàng.

6. “Tôi đang đợi để có thêm thông tin trước khi gọi điện lại”

Đây lại là một cái cớ hết sức vô lý. Mọi người đều biết rằng thực tế không phải như vậy. Nếu bạn đang thu thập thông tin, bạn sẽ gửi một e-mail hay gọi điện thoại để giải thích – điều mà nhiều người vẫn làm với các mối liên hệ quan trọng.

7. “Xin quý vị đợi trong chốc lát, tôi sẽ bật nút nói chuyện ra loa”

Nếu bạn chưa xin phép khách hàng bạn không được phép làm điều đó. Khách hàng vô cùng khó chịu khi biết được những lời nói của mình đang bị rất nhiều người đánh giá.

9 câu nói cần tránh khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại

8. “Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ gọi điện cho bạn”

Đây rõ ràng là một lời chống chế, sự tự vệ. Bạn nên hứa là sẽ tự gửi thông điệp, chứ không phải là đùn đẩy cho một ai đó một ai đó. Đừng hứa điều gì hộ người khác, cũng đừng bắt người khác làm công việc của mình.

9. “Xin lỗi, gia đình tôi vừa có chuyện buồn là…”

Khách hàng không quan tâm và cũng không muốn bạn lôi việc cá nhân vào công việc. Việc này sẽ khiến hình ảnh của doanh nghiệp bị đánh giá là không chuyên nghiệp.

Chúc bạn thành công!

The post 9 câu nói cần tránh khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Hướng dẫn tạo Fanpage trên Facebook cho doanh nghiệp https://blog.123website.com.vn/huong-dan-tao-fanpage/ Tue, 24 Oct 2017 10:18:59 +0000 https://blog.123website.com.vn/?p=1705 Để đáp ứng nhu cầu tạo ra một trang riêng cho doanh nghiệp trong thế giới mạng xã hội, facebook đã cho ra đời fanpage, fanpage có thể được xem là website tóm lược của doanh nghiệp, thông qua fanpage, doanh nghiệp có thể “giao tiếp” với khách hàng của mình một cách gần gũi […]

The post Hướng dẫn tạo Fanpage trên Facebook cho doanh nghiệp appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>
Để đáp ứng nhu cầu tạo ra một trang riêng cho doanh nghiệp trong thế giới mạng xã hội, facebook đã cho ra đời fanpage, fanpage có thể được xem là website tóm lược của doanh nghiệp, thông qua fanpage, doanh nghiệp có thể “giao tiếp” với khách hàng của mình một cách gần gũi và thân thiện. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều lập hẳn một fanpage cho mình để tiếp cận với khách hàng.

Dưới đây Web Media sẽ hướng dẫn các bước tạo fanpage facebook cho doanh nghiệp:


1. Vào đường dẫn https://www.facebook.com/pages/create.php để bắt đầu tạo một fanpage.

Fanpage

2. Chọn loại fanpage facebook muốn tạo, và nhập thông tin fanpage:

Fanpage

3. Thành quả cuối cùng:

Fanpage

Trước tiên, hãy là người đầu tiên “like” trang của bạn! Sau đó hãy thực hiện hết 5 bước cơ bản mà hệ thống đưa ra:
1. Chọn một tấm hình đẹp, bắt mắt làm hình đại diện, kích thước tối đa là 200(px) x 600(px). Hệ thống sẽ lấy một phần hình ảnh để làm avatar hiển thị là 50(px) x 50(px), tuy nhiên bạn có thể tùy chọn bằng cách kéo thả.
2. Viết thông tin giới thiệu trang : Đơn giản, ngắn gọn nhưng phải đầy đủ. Nhớ cung cấp địa chỉ website (nếu có)
3. Post một thông tin cập nhật đầu tiên.
4. Liên kết fanpage với website thông qua Like Box. Việc này rất cần thiết và mang tính tương hỗ! Người hâm mộ sẽ biết đến website thông qua địa chỉ web trên fanpage và ngược lại Visitor sẽ biết đến fanpage thông qua Like Box. Tạo Like Box bằng cách click chuột vào nút “Add Like Box” ở mục 4 hoặc vào link sau: https://developers.facebook.com/docs/plugins/like-box-for-pages/
5. Khi hoàn thành bạn sẽ có một fanpage facebook như sau:

 

Fanpage

The post Hướng dẫn tạo Fanpage trên Facebook cho doanh nghiệp appeared first on Blog Chia sẻ kiến thức 123Website.

]]>